So sánh các bộ hòa lưới điện mặt trời,

Phân loại biến tần năng lượng mặt trời

Các loại biến tần năng lượng mặt trời

WELCOME TO WEBSITE MECOSUN ! CHÚNG TÔI CAM KẾT CUNG CẤP THIẾT BỊ CHÍNH HÃNG VÀ DỊCH VỤ TỐT NHẤT.
0
Kinh nghiệm cho lựa các bộ hòa lưới năng lượng mặt trời hợp lý
1. Bộ hòa lưới điện mặt trời (Solar Inverter) là gì?
Bộ hòa lưới điện mặt trời còn có tên gọi khác là biến tần điện mặt trời. Khi các tấm pin mặt trời tiếp nhận năng lượng mặt trời rồi chuyển đổi thành đổi thành dòng điện một chiều(DC). Dòng điện một chiều này sẽ được chuyển xuống biến tần điện mặt trời. Tại đây, Bộ Inverter sẽ biến đổi điện một chiều(DC) thành dòng điện xoay chiều(AC) cung cấp điện cho các tải tiêu thụ hoặc có thể hòa vào mạng lưới điện Quốc Gia hay mạng lưới điện cục bộ.

2. Phân loại theo công nghệ:
 Hiện nay Inverter năng lượng mặt trời được phân làm 3 loại cơ bản theo 3 công nghệ khác nhau: Inverter chuỗi (String Inverter), Inverter vi mô (Micro-Inverter) và Inverter chuỗi kết hợp tối ưu công suất (Power Optimizer).
 2.1. Biến tần chuỗi (String Inverter):
 String inverter là một biến tần trung tâm đóng vai trò là thiết bị thu nhận đầu vào của nguồn năng lượng điện được tạo ra bởi chuỗi những tấm pin năng lượng mắc nối tiếp với nhau. Một biến tần chuỗi có thể có nhiều đầu vào.

» Ưu và nhược điểm của biến tần chuỗi:
Ưu điểm:
 - Hiệu quả kinh tế cao và chi phí đầu tư thấp.
 - Dễ dàng lắp đặt và vận hành hệ thống.
 - Hiệu suất hệ thống cao nếu không gian có thể đáp ứng một số điều kiện nhất định.
⁕ Nhược điểm:
 - Nếu có một tấm pin giảm hiệu suất sản xuất điện thì có thể những tấm pin khác cũng giảm hiệu suất theo.
 - Hạn chế không gian lắp đặt (các tấm pin trên string phải cùng hướng, để đảm bảo không gian lắp đặt không bị che khuất, bóng râm,…)Vì các tấm pin mặt trời mắc nối tiếp nhau nên điện áp(DC) đầu ra của hệ thống thường rất lớn (có thể lên đến 1000VDC) nên gây mất an toàn trong phòng chống cháy nổ.Chi phí bảo trì cao, khó khăn cho việc xử lý và khắc phục sự cố.
⁕ Phạm vi áp dụng: Công nghiệp, Solar farm, Thương mại, Gia đình(nếu đáp ứng điều kiện),…
 
 2.2. Biến tần vi mô (Micro - Inverter):
 Micro-inverter là loại biến tần kiểu nhỏ kết hợp với tấm pin năng lượng mặt trời để quản lý và đảm nhiệm công việc chuyển đổi dòng điện DC thành dòng điện AC cho từng tấm pin riêng lẻ. Trong các hệ thống biến tần vi mô sẽ không có biến tần chuỗi xuất hiện, thay vào đó mỗi tấm pin sẽ được nối với biến tần micro của chính nó. Với công nghệ micro-inverter này là sự liên kết của từng cặp tấm pin và inverter khác nhau, nên việc 1 tấm pin nào đó bị giảm hiệu suất sẽ không làm ảnh hưởng đến những tấm pin khác.

» Ưu và nhược điểm của Micro-Inverter:
Ưu điểm:
 - Hiệu quả của hệ thống cao, tối ưu hóa không gian lắp đặt.
 - Dễ dàng lắp đặt và vận hành, chi phí bảo trì và bảo hành thấp.
 - An toàn do điện áp DC thấp (<50Vdc), Nâng cấp dễ dàng.
 - Khắc phục được đáng kể tình trạng bóng râm của hệ thống string inverter.
 - Bảo hành hệ thống thường dài hạn từ 10 – 25 năm
Nhược điểm:
 - Chi phí lắp đặt hệ thống thường cao hơn các hệ thống khác.
 - Chưa hỗ trợ nhiều cho điện áp 3 pha. Công suất hệ thống có giới hạn, chỉ phù hợp cho hộ gia đình và thương mại nhỏ.
⁕ Phạm vi áp dụng: Thương mại nhỏ (khách sạn, resort,..),Gia đình,…
 
 2.3. Biến tần chuỗi kết hợp bộ tối ưu công suất (Power Optimizer):
 Bộ tối ưu công suất được gắn vào các tấm pin mặt trời, cho phép có thể kiểm soát từng đầu ra của tấm pin đó một cách độc lập với những tấm pin khác của chuỗi. Điều này đã giải quyết được những hạn chế của bộ biến tần chuỗi. Nếu một tấm pin bị giảm khả năng sản xuất điện do bóng râm hoặc trục trặc kỹ thuật thì lúc này bộ tối ưu hóa đảm bảo các pin khác trong chuỗi không bị ảnh hưởng.

» Ưu và nhược điểm của biến tần chuỗi có tích hợp bộ tối ưu công suất:
Ưu điểm:
 - Với bộ tối ưu công suất cho phép linh hoạt hơn trong thiết kế hệ thống, có thể lắp đặt các tấm pin chia ra trên những không gian đón nhận ánh sáng tốt nhất. Bộ tối ưu công suất đảm bảo những tấm pin mặt trời luôn sản xuất được nhiều điện nhất nếu bố trí hợp lý.
 - Có thể giám sát từng tấm pin một cách độc lập và theo dõi quá trình sản xuất từ mỗi tấm pin riêng lẻ, điều này giúp phát hiện được những vấn đề và hư hỏng sớm, nhược điểm của từng tấm pin.
 - Tối ưu hóa được không gian lắp đặt, dễ dàng vận hành và bảo trì hệ thống.
 - Bảo hành hệ thống thường dài hạn từ 10 – 25 năm.
Nhược điểm:
 - Chi phí đầu tư ban đầu thường rất cao so với string inverter.
 - Qui trình cài đặt và lắp đặt khó khăn so với các hệ thống khác.
⁕ Phạm vi áp dụng: Công nghiệp, Thương mại, Gia đình,…
 
3. Phân loại theo chức năng:
  Trên thị trường hiện nay có 2 loại bộ hòa lưới điện năng lượng mặt trời đó là: Bộ hòa lưới có dự trữ và không dự trữ.
 3.1. Bộ hòa lưới điện mặt trời có lưu trữ:
 - Hệ thống điện mặt trời sẽ bổ sung thêm bình ắc quy dự trữ. Nguồn điện được sản sinh từ các tấm pin năng lượng mặt trời sẽ ưu tiên nạp đầy ắc quy dự trữ. Sau đó mới được hòa vào điện lưới và cung cấp cho các tải tiêu thụ.
 - Khi mất điện, nguồn điện được lưu trữ trong bình ắc quy sẽ được đưa ra sử dụng. Khi đó, hệ thống pin quang điện sẽ cung cấp điện để sạc ắc quy tạo ra nguồn điện liên tục. Khi có điện, pin solar sẽ sạc đầy lại bình ắc quy và hòa vào lưới điện như bình thường.
 3.2. Bộ hòa lưới điện mặt trời không lưu trữ: 
 - Khác với loại trên, bộ hòa lưới này sẽ không có bình ắc quy dự trữ. Nguồn điện được sản xuất từ pin mặt trời sẽ được phát thẳng lên điện lưới mà không được lưu trữ. Khi điện lưới bị mất, hệ thống cũng sẽ ngừng cung cấp điện cho các tải tiêu thụ.
 3.3. Phạm vi ứng dụng: 
 - Đối với bộ hòa lưới có lưu trữ sẽ phù hợp cho các doanh nghiệp có các tải ups để dự phòng dùng khi khẩn cấp mất điện và các hộ gia đình( biệt thự, resort,..) có điều kiện chi phí đầu tư để sử dụng khi khẩn cấp,... Trong công nghiệp thì dùng cho các trạm lưu trữ lớn, lưu trữ tập trung,....
 - Đối với bộ hòa lưới không lưu trữ thì rất phù hợp để sử dụng tiết chi phí kiệm điện cho cả Công nghiệp, Dân dụng,....Ngoài ra còn được áp dụng nhiều với mo hình solar farm , đầu tư bán lại điện cho Nhà nước.
 
4. Kinh nghiệm chọn lựu hệ thống với Mecosun:
 4.1. Với hộ gia đình:
  - Có điều kiện kinh tế nên chọn hệ thống dùng Micro-Inverter và Power Optimizer vì các tiện ích: an toàn điện, công suất tối ưu, không gian và kiến trúc lắp đặt đẹp, chi phí bảo trì và vận hành thấp, bảo hành hệ thống lâu dài nên an tâm hơn.
  - Không có điều kiện kinh tế nhiều nhưng có không gian lắp đặt lớn thì nên chọn lựa giải pháp String Inverter vì chi phí đầu tư ban đầu thấp nhanh thu hồi vốn. Nên cho các dòng inverter của các thương hiệu nổi tiếng như: Schnieder, SMA, Kaco-Siemens, Fronius,.... Chú ý thời gian bảo hành càng dài càng tốt.
 4.2. Với Thương mại (Khách sạn, Resort, Xí nghiệp-Doanh nghiệp nhỏ,...):
  - Có điều kiện kinh tế và không 1 nhiều không gian lắp đặt muốn tối ưu hóa nên chọn dòng inverter dạng chuổi nhưng tích hợp thêm bộ tối ưu công suất (Power Optimizer) vì vấn đề an toàn và tối ưu hóa diện tích để có công suất cao - ổn định lâu dài.
  - Không có điều kiện kinh tế nhiều nhưng có không gian lắp đặt lớn thì nên chọn lựa giải pháp String Inverter vì chi phí đầu tư ban đầu thấp nhanh thu hồi vốn. Nên cho các dòng inverter của các thương hiệu nổi tiếng như: Schnieder, SMA, Kaco-Siemens, Fronius,.... Chú ý thời gian bảo hành càng dài càng tốt. Ngoài ra kết hợp thêm giải pháp lưu trữ để tận dụng thế mạnh dòng inverter này.
4.3. Với Công nghiệp và Mô hình đầu tư bán điện, Solar farm,...:
 - Thường thì với các dạng này, chúng ta có diện tích, không gian lắp đặt tốt không hạn chế nhiều và thường có xu hướng đầu tu bán điện nên vì thế chọn dòng inverter dạng chuỗi (String Inverter) là phù hợp nhất vì các vấn đề chi phí đầu tư ban đầu thấp nhanh thu hồi vốn- lợi nhuận cao. Ngoài ra nếu có điều kiện kinh tế vẫn nên sử dụng bộ hòa lưới dạng chuỗi kết hợp bộ tối ưu hóa công suất.

Trên đây là một số kiến thức mà Team của Mecosun tổng hợp lại kinh nghiệm từ khi làm các dự án về điện năng lượng mặt trời có được. Huy vọng qua bài chia sẻ này sẻ giúp cho quý khách hàng có sự chọn lựu hợp lý khi nghĩ tới đầu tu hệ thống điện năng lượng mặt trời.
 
► Quý khách hàng có nhu cầu xin liên hệ Công ty TNHH MECOSUN.
  ➡️ Trụ sở chính: 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh (VP-05, Tầng 24, TN Pearl Plaza).
  ➡️ Chi nhánh: 1119 Mỹ Phước - Tân Vạn, KP.1, P.Phú Mỹ, TP.TDM, Bình Dương.
  ☎ Điện thoại: 0703.168.009  ✉ E-mail: info@mecosun.vn. 
  ♦ Thời gian hoạt động: Từ 8h00 – 17h00, từ Thứ 2 - Thứ 7.

 

Chia sẻ:
Bài viết khác:
0
Go Top